Những đầu nối bo mạch chủ

Có đa dạng đầu nối chính trên bo mạch chủ của máy tính hiện đại ngày nay. Vài trong số những đầu nối này thì nguồn, đầu nối cổng serial, parallel, cùng đầu nối bàn phím/chuột sẽ được giới thiệu trong bài viết này.

Tìm hiểu kết nối bảng trước

Một trong những vấn đề lớn nhất mà nhiều người bỏ sót khi xây dựng và nâng cấp hệ thống là những kết nối bảng trước (front panel connection). Những đầu nối không phù hợp giữa bo mạch chủ và thùng đựng là một trong những điều nhỏ mà gây bực dọc khiến cho sự cố xảy ra trong nâng cấp hoặc xây dựng hệ thống. Có sẵn những tiêu chuẩn đáng tin cậy cho những đầu nối này giúp chúng ta, nhưng lại không có tiêu chuẩn chính thức cho những đầu nối bảng trước cho đến tháng 10 năm 2000, khi Intel xuất bản "Front Panel I/O Connectivity Design Guide." Bạn có thể tìm hiểu phiên bản mới nhất của sách hướng dẫn này, cùng với đặc điểm kỹ thuật bo mạch chủ tại www.formfactors.org.

Trước khi tiêu chuẩn này được công bố, thì không có tiêu chuẩn chính thức nào. Thêm nữa. mặc dầu phần lớn thùng đựng máy cho bạn có những đầu nối bé xíu riêng biệt cho mỗi chức năng, thì một số những nhà xây dựng hệ thống lớn hơn (thí dụ như. Dell, Acer, Gateway. Micron PC [bây giờ là MPC] và...) bắt đầu dùng những kết nối đầu hai hàng (dualrow header) hoặc cùng hàng (inline) đặc dụng nên họ xây dựng được những hệ thống khá nhanh chóng và hữu hiệu. Trùng hợp, phần lớn những nhà kinh doanh này sử dụng bo mạch chủ Intel, kế thừa từ sự phát triển tiêu chuẩn thuộc về Intel.

Trong đó kết nối đầu có khóa 10 chân cho những chức năng switch/LED, cũng như đầu USB có khóa 10 chân, đầu IEEE 1394 có khóa 10 chân (FireWire/i.LINK), đầu audio có khóa 10 chân và đầu IR có khóa 6 chân.

Một số thùng máy có một kết nối đầu 10 chân cho những kết nối switch/LED bảng trước, nhưng phần lớn có những kết nối hai chân riêng biệt cho những chức năng khác nhau. Nếu những đầu nối hai chân được sử dụng, bạn có thể dễ dàng thay thế những đầu nối hai chân thành đầu nối 10 chân, một số thùng máy cũng bao gồm một thiết bị tiếp hợp cho mục đích chuyển đổi này

Thùng máy có thể dùng LED một màu hay hai màu cho chức năng LED nguồn (Power LED function). LED hai màu cho nhiều thông tin về nguồn thay đổi và thông báo chi tình trạng hệ thống đang hiện hữu, bao gồm nguồn mớ /tắt, nghi, những dấu hiệu chờ thông báo.

Nhiều bo mạch chủ không cho phép nguyên tắc tiêu chuấn công nghiệp đối với kết nối switch/LED bảng trước và nhiều thiết kế thay thế sẽ được chế tạo để sử dụng.

Một số bo mạch chủ cũ hơn của Intel, cũng như những bo mạch chủ được làm bởi những nhà sản xuất bo mạch chủ khác, dùng kết nối đầu chân một hàng (single-row pin header) cho kết nối bảng trước.

Quy trình lắp đặt đầu nối

Để lắp những đầu nối trên thùng máy với những đầu nối trên bo mạch chủ, trong một số trường hợp, bạn cần thay đổi phần cuối đầu nối bằng cách tháo bỏ phần chân (terminal) và lắp lại chúng vào vị trí khác. Thí dụ như, tôi có một thùng máy tính dùng kết nối LED nguồn ba chân trong khi bo mạch chủ chỉ có kết nối hai chân. Tôi phải tháo bỏ một trong những chân (terminal), lắp lại nó vào vị trí giữa trong đầu nối ba chân, xong cắm đầu nối vào bo mạch chủ nên hai chân vừa khít và vị trí trống thứ ba nằm ngoài phần cuối đầu nối. May mắn thay các chân đế di chuyển bằng cách chỉ nhấc cái then cài trên cạnh đầu nối và sau đó đẩy nhẹ chân ra ngoài. Khi chân được lắp, khóa cài tự động kẹp lấy chân và khóa nó vào vị trí.

Phần lớn bo mạch chủ có đầu nối USB được thiết kế để kết nối với những đầu nối USB giá sau hoặc đằng trước trên thùng. Tiêu chuẩn dùng đầu nối có khóa 10 chân đơn cho hai kết nối USB.

Nhiều thùng máy bao gồm nhiều đầu nối cùng hàng cho USB đổi đến kết nối giá sau hay bảng trước, thay vì đầu nối đơn có khóa.

Với nhiều đầu nối riêng biệt, bạn phải cắm mỗi đầu nối đó vào đúng chân chốt. Một số cáp USB trong thùng máy dùng hai đầu nối cùng hàng 5 chân, trong trường hợp này chỉ cần chắc chắn rằng bạn không đặt chúng ngược chiều. Hãy tra cứu sách hướng dẫn thùng máy và bo mạch chủ lấy thông tin nếu bạn không chắc hiểu về những kết nối cụ thể.

những đầu nối bo mạch chủ máy tính

Một số bo mạch chủ bao gồm đầu nối dữ liệu hồng ngoại kết nối với máy thu phát quang hồng ngoại trên bảng trước thùng máy. Điều này cho phép giao tiếp qua hồng ngoại đến điện thoại di động, PDA, máy tính xách tay, máy in hay những thiết bị IrDA khác.

Một số bo mạch chủ có loa áp suất trên bo. Khá thì bằng cách đặt một cầu nhảy qua các chân 3 và 4 dẫn công suất loa đến loa trên bo. Tháo bo cầu nhảy cho phép loa thường cắm vào.

Phần lớn bo mạch chủ hiện đại có ba hay bốn đầu nối quạt cho sử dụng với quạt bộ xử lý, quạt thùng máy phía sau, quạt thùng máy phía trước và quạt điều chỉnh điện áp (quạt nguồn). Tất cả chúng thường dùng đầu nối ba chân, với chân thứ ba cung cấp tín hiệu máy đo số vòng quay trong một phút cho giám sát tốc độ tùy ý. Nếu bo mạch chủ có khả năng giám sát tốc độ quạt, nó có thể tạo âm báo động khi các quạt bắt đầu chậm dần do hư hỏng hay mòn. Âm báo động có thể khác nhau, nhưng thông thường nó xuất phát từ loa trong và có thể là âm loại còi báo động xe cứu thương.

Lưu ý:

Không đặt cầu nháy lên vị trí đầu nối vì sẽ có thể gây hư hỏng bo mạch chủ nặng nếu nguồn 12V này không đủ dài để tiếp đất.