Vào tháng 10 năm 1998, Intel giới thiệu socket mới cho bộ xử lý lớp P6. Nó được gọi là socket 370 hay PGA-370 vì nó có 370 chân và thiết kế cho phiên bản PGA giá thấp của bộ xử lý Pentium III và Celeron.
Ý tưởng ban đầu
Socket 370 được thiết kế để cạnh tranh trực tiếp vào thị trường hệ thống thấp cùng với nền Super7 được hỗ trợ bởi AMD và Cyrix. Tuy vậy, sau đó Intel lại sử dụng nó cho bộ xử lý Pentium III. Đầu tiên tất cả các bộ xử lý Pentium III và Celeron được làm thành khuôn thức SECC hay SEPP. Chúng cơ bản là bo mạch chủ chứa bộ xử lý và chip đệm L2 rời cắm thằng vào bo mạch chủ qua Slot 1. Loại hình thiết kế này cần thiết khi chip đệm L2 là một phần của bộ xử lý nhưng lại không được tích hợp trực tiếp trên khuôn bộ xử lý. Intel đã làm gói chip khuôn đôi cho Pentium Pro nhưng lại rất tốn kém khi đóng gói chip và một bo với những chip rời thì rẻ hơn, đó là lý do tại sao Pentium II không giống với Pentium Pro.
Bắt đầu với Celeron 300A ra mắt vào tháng 8 năm 1998, Intel kết hợp được bộ nhớ đệm L2 trực tiếp trên khuôn bộ xử lý; không còn những chip rời nữa. Với bộ nhớ đệm hoàn toàn tích hợp vào khuôn, không còn nhu cầu một bộ xử lý được gắn trên bo nữa. Bởi vì chi phí làm bo Slot 1 hay bộ xử lý loại hộp đắt hơn nhiều so với loại socket, Intel chọn thiết kế socket để giảm chi phí sản xuất, đặc biệt với Celeron tại thời điểm cạnh tranh giá cả với chip socket 7 của AMD và Cyrix.
Tích hợp Pentium III và socket 370
Celeron dần dần được chuyển qua PGA-370, mặc dù có thời gian cả hai đều có mặt. Tất cả các bộ xử lý Celeron 333MHz và thấp hơn chỉ dùng kiểu Slot 1. Celeron từ 366MHz đến 433MHz dùng cả Slot 1 lẫn Socket 370. Tất cả Celeron từ 466MHz đến 1,4GHz chỉ dùng socket 370.
Tháng 10 năm 1999 Pentium III với bộ nhớ đệm tích hợp cắm thẳng vào socket 370 được ra mắt. Chúng dùng một đóng gói gọi là FC-PGA (Flip Chip Pin Grid Array) trong đó khuôn thô được đặt úp trên chất nền. Kiểu Slot của Pentium III rất mắc và không còn cần thiết vì bộ nhớ đệm L2 nằm tại khuôn.
Nhận xét là do một số thay đổi điện áp và một thay đổi chân, nhiều bo mạch chủ Socket 370 đầu tiên không chấp nhận các phiên bản FC-PGA Socket 370 của Pentium III và Celeron. Các bộ xử lý Pentium III trong hình thức FC-PGA có hai chân RESET và đòi hỏi cấu hình kỹ thuật VRM 8.4. Những bo đầu tiên được thiết kế cho những phiên bản cũ của Celeron được xem như bo mạch chủ kế thừa (legacy motherboards), còn những bo mới hỗ trợ chân RESET thứ hai và chuẩn VRM 8.4 được xem như bo linh hoạt. Một số bo mạch chủ như Intel CA810 hỗ trợ chuẩn VRM 8.4 và cung cấp điện áp chính xác nhưng không hỗ trợ bộ xử lý Pentium III dạng FC-PGA sẽ được xếp trong RESET#. Phiên bản cuối của Pentium III và Celeron III dùng thiết kế lõi tualatin cũng yêu cầu một socket được sửa lại để vận hành. Những bo mạch chủ thích hợp bộ xử lý lõi tualatin được xem như Tuaratin-ready và sử dụng những chipset khác nhau không được thiết kế để làm việc với bộ xử lý lõi tuaratin. Các công ty bán những bộ xử lý nâng cấp cung cấp những sản phẩm để bạn lắp đặt bộ xử lý Pentium III hay Celeron III lõi tuaratin vào bo mạch chủ không có hỗ trợ Tualatin.
Lắp đặt bộ xử lý Pentium III dạng FC-PGA vào trong bo mạch chủ cũ không chắc sẽ làm tổn hại bo mạch chủ. Tuy nhiên bộ xử lý bản thân có thể bị bị tổn hại. Bộ xử lý Pentium III 0.18micron hoạt động ở 1.6V hay 1.65V, trong khi bộ xử lý Intel Celeron hoạt động ở 2.0V. Bo có thể bị tổn hại nếu BIOS không nhận ra chỉ số điện áp của bộ xử lý.
Một bo mạch chủ với Slot 1 được thiết kế để chấp nhận với hầu hết bộ xử lý Celeron, Pentium II hay Pentium III. Để sử dụng bộ xử lý Pentium III socket và Celeron socket, vài nhà sẵn xuất thiết kế một thiết bị Slot -socket giá thành thấp được gọi là slot-ket. về cơ bản đây là bo Slot 1 chỉ chứa socket 370, cho phép dùng bộ xử lý PGA trên bất kỳ bo Slot 1 nào.