Athlon MP là bộ xử lý đầu tiên của AMD được thiết kế để hỗ trợ đa bộ xử lý. Do vậy nó thường được dùng trong máy chủ và máy Workstation.
Athlon MP có ba phiên bản:
■ Model 6 (1 GHz, 1.2GHz) - Kiểu này tương tự như Athlon model 4.
■ Model 6 OPGA (1500+ through 2100+) - Kiểu này tương tự như Athlon XP model 6.
■ Model 8 (2000+, 2200+, 2400+, 2600+) - Kiểu này tương tự như Athlon XP model 8.
■ Model 10 (2500+, 2800+, 3000+) - Kiểu này tương tự như Athlon XP model 8 với bộ nhớ đệm L2 512KB
Tất cả bộ xử lý Athlon MP dùng giao diện socket A được sử dụng ở những Athlon sản xuất sau và ở tất cả các bộ xử lý Duron và Athlon XP.
Các bộ xử lý AMD K8
AMD Athlon 64 và 64 FX
AMD Athlon 64 và FX 64 được giới thiệu vào tháng 9 năm 2003, chúng là những bộ xử lý đầu tiên cho máy tính để bàn (không phải máy chủ). Mã ban đầu được đặt là ClawHammer, Athlon 64 và FX 64 thành phần máy để bàn của họ bộ xử lý 64 bit AMD, họ này cũng bao gồm bộ xử lý máy chủ Opteron (mã SledgeHammer). Athlon 64 và FX 64 cơ bản là những con chip Opteron nhưng được thiết kế cho hệ thống bộ xử lý đơn và trong một số trường hợp làm giảm bộ nhớ đệm hay băng thông bộ nhớ.
Bên cạnh việc hỗ trợ cho những tập lệnh 64 bit, sự khác biệt lớn nhất giữa Athlon 64 và FX 64 và những bộ xử lý khác là bộ điều khiển bộ nhớ được dựng sẵn. Bộ điều khiển bộ nhớ là thành phần của chipset North Bridge bo mạch chủ hay chip trung tâm điều khiển bộ nhớ (MCH: Memory controller Hub), nhưng đối với Athlon và FX 64 bộ điều khiển bộ nhớ được tích hợp trên bộ xử lý, điều này có nghĩa là kiến trúc bus CPU này thì khác với những con chip kia. Trong thiết kế quy ước, bộ xử lý thông với chipset North Bridge, rồi chipset báo cho bộ nhớ và các thành phần khác trong hệ thống. Bởi vì Athlon 64 và FX 64 có bộ điều khiển bộ nhớ tích hợp nên sẽ thông đạt trực tiếp tới bộ nhớ và cũng thông đạt đến North Bridge về những giao tiếp hệ thống khác. Tách rời lưu thông bộ nhớ từ bus CPU cho phép tốc độ cải tiến đáng kể không chi trong chuyển giao bộ nhớ mà còn trong chuyền giao bus CPU. Sự khác biệt chính trong trong Athlon 64 và FX 64 là kích cỡ bộ nhớ đệm và dung lượng bus bộ nhớ.
Những tính năng chính của thiết kế Athlon 64 gồm:
■ Tốc độ từ 1.8GHz đến 2.4GHz.
■ 68.5 bóng bán dẫn (phiên bản bộ nhớ đệm L2 512KB) hay 114 bóng bán dẫn (phiên bản bộ nhớ đệm L21 MB).
■ Đường dẫn 12 tầng.
■ Bộ điều khiển bộ nhớ DDR với hỗ trợ ECC được tích hợp vào bộ xử lý (thay vỉ trên North Bridge hay MCP, như trong những chipset khác gần đây).
■ Bộ điều khiển bộ nhớ kênh đơn những tính năng socket 754; Bộ điều khiển bộ nhớ kênh đôi những tính năng socket 939,940 và AM2.
■ Bộ nhớ đệm Ll 128KB.
■ Bộ nhớ đệm L2 trên khuôn tốc độ nhân 512KB hay 1 MB.
■ Hỗ trợ công nghệ mở rộng (mở rộng kiến trúc x86 32 bit) 64 bit AMD 64 (cũng được gọi là IA-32e hay X86-64).
■ Đường kết nối siêu truyền tải (hypertransport link) 3.2GBps (socket 754) hay 4GBps (Socket 939,940 và AM2) tới chipset North Bridge.
■ Kích cỡ bộ nhớ có thể định địa chi tới 1TB, đạt đến mức giới hạn 4Gb hay 64Gb được tạo ra từ bộ xử lý 32 bit.
■ SSE2 (SSE cộng với 144 tập lệnh mới cho xử lý đồ họa và âm thanh).
■ Nhiều trạng thái hoạt động năng lượng thấp.
■ 130 nanometer, 90 nanometer hay 65nm.
■ Athlon FX 64 khác với Athlon 64 tiêu chuẩn ở những điểm sau:
■ Chỉ hỗ trợ socket 939,940 hay AM2.
■ Có bộ điều khiển bộ nhớ DDR hay DDR2 kênh đối với hỗ trợ ECC.
■ Tốc độ từ 2.2Ghz đến 2.8Ghz.
■ Bộ nhớ đệm L2 1 MB (tiêu chuẩn).
Mặc dù phiên bản socket 939 và AM2 của Athlon 64 gắn với sự thiếu hụt về tốc độ, Athlon 64 FX vẫn là bộ xử lý Athlon 64 nhân đơn nhanh nhất.
Mặc dù AMD bị chỉ trích bởi nhiều người, cho các tên bộ xử lý đánh giá tốc độ lộn xộn Athlon XP series, AMD cũng áp dụng kế hoạch đặt tên này với Athlon 64. Bạn nên xem tốc độ thực sự của bộ xử lý với những ứng dụng bạn sử dụng để xem xét liệu Athlon 64 phù hợp với bạn và tìm ra kiểu máy tính nào sẽ thích hợp với nhu cầu sử dụng. Bus bộ nhớ tích hợp trong Athlon 64 nghĩa là Athlon 64 kết nối bộ nhớ trực tiếp hơn bất kỳ chip 32-bit nào và làm thiết kế North Bridge đơn giản hơn. AMD dùng chipset của chính họ cho Athlon 64. và khi mua lại ATI trong năm 2006 cùng cung cấp các chipset ATI.
Athlon 64 và 64 FX thể hiện trong bốn phiên bản, nhận xét rằng Socket 940 chỉ hỗ trợ những DIMM được đăng ký (registered DIMMs) mắc tiền và chậm hơn. Do điều này, bạn nên tránh bất kỳ bộ xử lý hay bo mạch chủ Socket 940 nào.
Athlon 64 về cơ bản thể hiện trong ba phiên bản: phiên bản Socket 754 chỉ có bus bộ nhớ kênh đơn, phiên bản socket 939 được cải tiến có một bus bộ nhớ kênh đôi, phiên bản Socket AM2 tốt hơn có bus DDR2 kênh đôi. Athlon 64 FX cùng thể hiện trong ba phiên bản: Socket 940 dùng bộ nhớ được đăng ký mắc tiền (và chậm hơn), phiên bản Socket 939 được cải tiến dùng bộ nhớ không đệm và một phiên bản nâng cấp dùng DDR2 kênh đôi. Phiên bản Socket 939 của Athlon 64 và 64 FX cơ bản có cùng chip, chỉ khác về số lượng bộ nhớ đệm L2. Thí dụ như Athlon 64 3800+ và Athlon 64 FX-53 cùng chạy 2.4GHz và bộ nhớ kênh đôi. Khác biệt là 3800+ chi có bộ nhớ đệm L2 512KB trong khi FX-53 có IMB. Do các chip 64 và 64 FX về cơ bản giống nhau, bạn cần đọc kỹ để xem xét những khác biệt nhỏ trong cấu hình.
Athlon 64 FX có thể ngốn tới 104W hay nhiều hơn. con số này cao nhưng vẫn thấp hơn bộ xử lý Pentium 4. Bo mạch chủ cho Athlon 64 và 64 FX đòi hỏi bộ kết nối ATXI2V để cung cấp 12V chuẩn năng lượng để chạy bộ điều chỉnh điện áp bộ xử lý.
Phiên bản đầu của Athlon 64 được xây dựng trên quy trình 0.13 micron (130 nanometer) (xem hình 3.46). Những phiên bản sau dùng quy trình 0.09 micron (90 nanometer) hay 0.065 micron (65nm).